Tương Miso là một loại gia vị truyền thống được sử dụng phổ biến tại Nhật Bản và được xem là loại thực phẩm siêu dinh dưỡng, giúp hạn chế nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính,... Vậy thực tế tương Miso có tác dụng gì và tương Miso nấu món gì ngon? Tìm hiểu ngay trong bài viết sau.
Trước khi tìm hiểu về năm tác dụng nổi bật của tương Miso đối với sức khỏe, hãy cùng Asuzac tìm hiểu rõ hơn về Miso là gì, cả nhà nhé!
Miso trong tiếng Nhật có nghĩa là đậu lên men. Miso được làm từ đậu nành, lúa mạch, gạo lên men, chứa rất nhiều vi khuẩn có lợi và được người Nhật sử dụng thường xuyên trong bữa cơm hàng ngày. Tùy thuộc vào văn hóa ẩm thực, hương vị, khí hậu ở mỗi vùng, thời gian ủ và nguyên liệu làm tương mà Miso được chia thành nhiều loại khác nhau.
Tương Miso đỏ thường được dùng nấu các món cá, thịt hầm.
Bạn có thể phân biệt tương Miso qua màu sắc. Hầu hết, loại Miso được bán phổ biến là loại Miso được làm từ đậu nành lên men. Một số loại Miso khác được làm từ đậu nành, lúa mạch, gạo, trộn theo tỷ lệ thích hợp, tạo nên các loại Miso có hương vị và màu sắc khác nhau.
Tùy vào khẩu vị của mỗi người và món ăn muốn nấu mà nên chọn loại tương Miso phù hợp. Miso hiện đã được bày bán tại hầu hết các cửa hàng chuyên bán đồ Nhật Bản.
Soup Miso với rau củ.
Quá trình lên men để tạo nên tương Miso đã hình thành lượng lớn vi khuẩn probiotics cùng các loại enzyme có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế các bệnh về đường ruột. Chính vì vậy, khi chọn mua tương Miso, bạn nên chọn loại tương chưa qua tiệt trùng, giàu enzyme và cần bảo quản trong tủ lạnh.
Theo một số nghiên cứu khoa học năm 2013 cho thấy, những vi khuẩn có lợi trong đường ruột như probiotics, khi có trong đường ruột, có khả năng tạo ra các loại vitamin như vitamin K, vitamin B, như một sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất của chúng. Từ đó, giúp cơ thể bổ sung gián tiếp các loại vitamin, tốt cho hoạt động sống của cơ thể.
Chất isoflavone có trong Miso được xem là có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư vú ở những phụ nữ sau mãn kinh. Trong Miso còn chứa lượng lớn các chất chống oxy hóa, giúp cơ thể hạn chế hình thành các gốc tự do (một trong những nguyên nhân gây nên ung thư).
Với việc chứa lượng lớn lợi khuẩn probiotic, khi sử dụng Miso thường xuyên, có khả năng hỗ trợ cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Miso có chứa hàm lượng axit linoleic, đây là một loại axit béo thiết yếu, giúp da mềm mại và hạn chế việc hình thành các sắc tố có hại trên da.
Canh rong biển Miso Asuzac với Miso nhập khẩu từ Nhật Bản. Ảnh: Asuzac Foods.
Tương Miso thường được người Nhật sử dụng chế biến các món như Soup Miso; Thịt hầm; Đậu hũ sốt tương Miso; Salad gà xé với sốt kem Miso; Cá sốt Miso;... Trong đó, soup Miso với hai thành phần chính là rong biển wakame và tương Miso được người Nhật mệnh danh là cặp đôi dinh dưỡng vàng, được sử dụng trong hầu hết bữa cơm hàng ngày. Soup Miso chế biến rất đơn giản, thời gian chế biến nhanh, bạn hoàn toàn có thể tự nấu tại nhà.
Ngoài những nguyên liệu, gia vị thông thường, bạn hãy thử dùng tương Miso, chế biến nhiều món ngon dinh dưỡng cho cả nhà cùng dùng nhé!
Xem thêm: Rong biển sấy Wakame mua ở đâu TP. HCM?