Rong biển nấu canh là một trong những món ăn giúp bổ sung khoáng chất, thanh nhiệt cơ thể, tăng cường sức khỏe được nhiều người dùng trong những ngày tiết trời nắng nóng. Tại nước ta có rất nhiều loại rong biển, tuy nhiên không phải bất cứ loại rong biển nào cũng có thể ăn được hay thích hợp để nấu canh. Trong bài viết hôm nay, Asuzac Foods xin chia sẻ với cả nhà các loại rong biển có thể sử dụng chế biến món canh đơn giản nhưng vô cùng bổ dưỡng ngay sau đây.
Wakame là một loại rong biển sinh trưởng chủ yếu tại một số vùng biển các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,... Wakame có hình dạng lá dài, to, màu xanh lục đậm, vị giòn dai, ngọt nhẹ, ít có vị tanh như một số loại rong biển khác. Loại rong biển này thường được dùng chế biến các món ăn như canh, súp, salad, xào,... Trong đó, tại Nhật Bản, Wakame được dùng để chế biến món ăn nổi tiếng súp Miso. Thành phần quan trọng của loại súp này là tương Miso và rong biển Wakame, vốn được mệnh danh là cặp đôi dinh dưỡng vàng trong ẩm thực Nhật.
Rong biển wakame sấy khô sau khi ngâm trong nước là có thể chế biến món ăn. Ảnh: Asuzac Foods.
Wakame chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu canxi, protein, sắt, phốt pho, magiê, ít calo, thích hợp dùng cho cả người ăn chay và ăn mặn. Thông thường, Wakame được bán ở dạng còn tươi hoặc khô. Tùy theo nhu cầu người dùng mà có thể chọn mua loại tương ứng. Tại Việt Nam, vì lý do vận chuyển và bảo quản nên hầu hết trên thị trường nước ta, chỉ bày bán loại rong biển Wakame sấy khô. Tuy nhiên, dù ở dạng tươi hay khô thì hương vị và màu sắc của rong biển Wakame hầu như không có sự thay đổi. Đối với rong biển Wakame khô, trong quá trình bảo quản, có thể xuất hiện đốm muối khô màu trắng trên bề mặt. Hiện tượng này là do lượng muối trong nước biển còn bám trên bề mặt lá rong biển.
Rong biển Wakame sấy khô, khi sử dụng cần ngâm trong nước lạnh hoặc nước ấm trong khoảng ba phút. Cho đến khi rong biển nở đều thì cho ra rổ để ráo nước là có thể sử dụng được. Bạn có thể dùng Wakame làm rong biển nấu canh với các loại thịt như thịt bò, tôm, nghêu, hến, hay nấu chay với các loại nguyên liệu như nấm, đậu hũ, tương miso,.. đều ngon. Cách nấu canh rong biển chay hay canh rong biển thịt tương tự như cách nấu các loại canh rau thông thường. Tuy nhiên, bạn chỉ nên cho Wakame vào bước cuối cùng khi hoàn tất món canh. Tránh đun nấu Wakame ở nhiệt độ cao và trong thời gian dài vì như vậy sẽ dễ làm Wakame mất các chất dinh dưỡng.
Bạn có thể đặt mua rong biển Wakame sấy khô hoặc chọn mua canh rong biển ăn liền với 5 vị: thịt bò, tôm, hến, đậu hũ, miso tại shop online Asuzac Foods ngay tại đây.
Một loại rong biển nấu canh được người Nhật sử dụng khá phổ biến nữa là loại rong biển Kombu. Rong biển Kombu chủ yếu sinh trưởng ở vùng biển phía Bắc của Nhật Bản. Kombu có màu xanh lục đậm, dày lá, có vị ngọt thanh tự nhiên, thường được dùng để tạo nên vị ngọt của loại nước dùng thơm ngon dashi, thay thế cho vị ngọt khi ninh xương hay thịt và thường được nấu chung với cá bào katsuo.
Sở dĩ có vị ngọt như vậy là vì, khi rong biển kombu nấu chín, sẽ tiết ra một loại acid glutamic. Đây là thành phần chính tạo nên vị ngọt và là loại acid amin quan trọng giúp não bộ và cơ thể phát triển ổn định.
Kombu chứa rất giàu chất sắt, canxi, chất xơ, các loại khoáng chất và acid amin. Đặc biệt, Kombu còn chứa chất Fucoidan, có tác dụng chống oxy hóa, giảm cholesterol, phòng chống ung thư, tốt cho hoạt động hệ tim mạch và tiêu hóa,...
Rong biển Kombu dùng tạo vị ngọt nước dùng dashi. Ảnh: Internet.
Khi sử dụng Kombu làm rong biển nấu canh, bạn cần ngâm Kombu trong nước lạnh trong khoảng 3 tiếng. Tiếp đó, đun sôi với lửa nhỏ rồi vớt Kombu ra và để nguội. Sau đó cho cá ngừ bào vào nồi, đun sôi một lần nữa, sau đó tắt bếp để cá ngừ lắng xuống. Dùng ray nhỏ để lọc xác cá là bạn đã có một nồi nước dùng dashi thơm ngọt, đậm đà rồi. Hoặc bạn có thể dùng Kombu chế biến các món canh, hầm rau củ quả đều ngon. Rong biển Kombu không có vị tanh nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm chế biến nhiều món ngon nhé.
Rong mứt là một loại rong biển sinh trưởng vào mùa đông và chủ yếu tại một số vùng biển miền Trung nước ta. Rong mứt tươi thường được bán vào mùa đông, rong mứt khô được sấy hoặc phơi khô thành từng bánh tròn nhỏ giúp kéo dài thời gian bảo quản thì được bán quanh năm.
Rong mứt có hình dạng lá nhỏ, màu xanh lục, lá mỏng, dai, có hương vị đặc trưng, rất giàu canxi, chất xơ và các loại khoáng chất. Cách chế biến rong mứt nấu canh cũng rất đơn giản. Chỉ cần cho rong mứt khô ngâm với nước lạnh trong khoảng 3 phút để loại bỏ bớt vị mặn, sau đó vớt ra rổ để ráo nước là có thể dùng nấu canh.
Rong mứt khô được xếp trong khuôn tròn. Ảnh: Internet.
Rong mứt nấu canh có thể nấu cùng tôm, thịt heo bằm, thịt bò bằm, cua, đậu hũ hay trứng gà, các loại rau,... đều ngon.
Rong biển nấu canh không những thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng. Tùy vào khẩu vị mỗi người mà bạn có thể chọn loại rong biển phù hợp. Mỗi loại rong biển đều cho hương vị khác nhau nhưng tựu chung, chúng đều chứa rất nhiều khoáng chất dinh dưỡng, giàu canxi, giàu chất xơ và protein.