Trong ngành sản xuất thực phẩm, từ lâu phụ gia bảo quản thực phẩm hay các phụ gia gia vị đã được sử dụng rất phổ biến, nhằm giúp thực phẩm bảo quản được lâu hơn, cho hương vị thơm ngon hơn mà không cần sử dụng các loại gia vị truyền thống. Thế nhưng liệu những loại phụ gia thực phẩm này có tốt cho sức khỏe người dùng hay không? Hiện có bao nhiêu loại được phép sử dụng tại nước ta? Tham khảo bài viết ngay sau đây để tìm lời giải đáp cả nhà nhé!
Có thể hiểu đơn giản, chất bảo quản là loại phụ gia thực phẩm phổ biến thứ 2 trong các loại phụ gia sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Với sự ra đời của ngành công nghiệp thực phẩm vào những năm đầu thế kỷ 20, ngoài những chất bảo quản tự nhiên, còn có thêm những chất bảo quản nhân tạo. Các chất này có tác dụng hạn chế, ngăn ngừa hay làm chậm sự hư hỏng do vi khuẩn gây ra, giúp bảo quản thực phẩm trong thời gian dài, có thể lên đến vài năm.
Chất bảo quản tự nhiên cũng là thành phần được sử dụng khá phổ biến trong thực phẩm.
- E200 (Acid Sobric): Sử dụng trong sản xuất phô mai, mứt, nước quả.
- E210 (Acid Benzoic): Sử dụng trong sản xuất nước giải khát, rau củ quả muối chua.
- Canxi sorbat hay còn được gọi là Kali sorbat: Sử dụng cho sản xuất magarin, phô mai, các loại mứt, nước trái cây.
- Natri sorbat: Sử dụng sản xuất các loại mứt quả, bơ, sữa, bánh kẹo, nước chấm,...
- Kali bisunphit: Sử dụng cho sản xuất khoai tây chiên, các loại mứt cô đặc, trái cây ngâm đường, các sản phẩm thịt, thủy sản.
- Kali nitrat: Sử dụng trong sản xuất các loại thịt đóng hộp, thịt muối, lạp xưởng, thủy sải, dăm bông,...
- Natri Benzoate: Sử dụng trong sản xuất thủy sản đóng hộp, rượu vang, các loại nước giải khát, sốt cà chua, mứt,...
- Calci sorbat (E203)
- Acid benzoic (INS210): Thường được dùng trong các sản phẩm như tương ớt, mỹ phẩm, nước xúc miệng, kem đánh răng,...
- Natri benzoat (E211): Được sử dụng trong các sản phẩm như đồ uống lạnh, nước trái cây, giấm, nước sốt rau trộn,... Bên cạnh đó, natri benzoat còn có trong các loại trái cây tự nhiên táo, mận, nam việt quất,...
- Kali benzoat (E212): Dùng trong các loại nước trái cây, nước uống có ga, dưa chua, các loại nước ngọt,...
- Calci benzoat (E213): Dùng trong các loại nước ngọt có ga, kẹo,...
- Ethyl para-hydroxybenzoat
- Methyl para-hydroxybenzoat
- Sulfua dioxyd: Sử dụng trong sản xuất các loại hoa quả sấy, rượu,...
- Natri sulfit
- Natri hydrosulfit
- Natri metabisulfit
- Kali metabisulfit
- Kali sulfit
- Ortho-phenylphenol
- Natri ortho-phenylphenol
- Nisin
- Natamycin
- Hexamethylen tetramin
- Dimethyl dicarbonat
- Lauric argrinat ethyl este
- Kali nitrit: Chất vừa giữ màu vừa là chất bảo quản
- Natri nitrat: Chất vừa giữ màu vừa là chất bảo quản
- Acid acetic băng: Vừa có tác dụng điều chỉnh độ acid, vừa là chất bảo quản.
- Kali acetat: Vừa là chất điều chỉnh độ acid vừa là chất bảo quản
- Natri acetat: Chất điều chỉnh độ acid, chất tạo phức kim loại và là chất bảo quản.
- Natri diacetat: Chất điều chỉnh độ acid, chất tạo phức kim loại và là chất bảo quản.
- Calci acetat: Chất điều chỉnh độ acid, chất bảo quản, chất ổn định.
- Natri dehydroacetat
- Acid propionic
- Natri propionat
- Calci propionat
- Kali propionat
- Carbon dioxyd: Vừa là chất tạo khí carbonic, chất tạo bọt, chất khí bao gói, chất khí đẩy vừa là chất bảo quản.
- Isopropyl citrate (các muối): Chất tạo phức kim loại, chất chống oxy hóa, chất bảo quản.
- Calci dinatri etylendiamintetraacetat: Chất tạo phức kim loại, chất chống oxy hóa, chất bảo quản, chất giữ màu.
- Dinatri ethylendiamintetraacetat (EDTA): Chất tạo phức kim loại, chất chống oxy hóa, chất bảo quản, chất ổn định.
Nước ngọt có ga thường chứa nhiều chất bảo quản, chất điều vị tổng hợp,...
Tùy vào từng nhóm thực phẩm, mà mỗi chất phụ gia bảo quản có mức sử dụng hàm lượng tối đa (mg/kg) tương ứng theo quy định ban hành hiện tại. Tuy nhiên, với tình trạng sản xuất hiện nay, chủ yếu được sản xuất ở những cơ sở nhỏ lẻ, hộ nông dân,... nên các chất bảo quản này hiện được dùng khá tùy tiện, không theo liều lượng cho phép. Từ đó, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.
Vitamin C; Acid citric; Catechin; Casein; Sorbate; Benzoate; Natamycin (E235); Dầu ăn; Muối; Các loại đường; Nước chanh; Giấm; Đinh hương; Quế; Vitamin E,...
Với công dụng vượt trội, mang lại nhiều ưu điểm trong sản xuất thực phẩm, giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí mà thực phẩm sau sản xuất vẫn giữ được sự tươi ngon cả về cảm quan lẫn mùi vị. Do đó, các chất bảo quản thực phẩm đang được sử dụng rất phổ biến tại nước ta. Tuy nhiên, với sự phát triển không đồng đều, hầu hết quy mô sản xuất phần lớn là hộ gia đình, công ty nhỏ lẻ. Do đó, nhiều loại thực phẩm sản xuất không đúng theo tiêu chuẩn liều lượng các chất bảo quản, phụ gia thực phẩm đúng như tiêu chí Bộ Y tế đưa ra. Điều này đã gây nên nhiều sự việc đáng tiếc như ngộ độc thực phẩm hay xa hơn là khi người dùng sử dụng quá nhiều, gây nên nhiều bệnh mãn tính, ung thư,...
Chính vì vậy, khi lựa chọn thực phẩm đã qua chế biến, người tiêu dùng cần đọc kỹ thành phần sản phẩm và hàm lượng dinh dưỡng mà sản phẩm mang lại trước khi sử dụng, tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Với những thông tin trong bài viết, hy vọng đã giúp nhiều người có thêm những thông tin hữu dụng về các chất phụ gia bảo quản thực phẩm.